Thời điểm ăn bổ sung ở trẻ từ 6-24 tháng tuổi đến khám dinh dưỡng tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Ngày đăng: 03/02/2011
Lượt xem: 10046
Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng và thời điểm ăn bổ sung ở trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi đến khám tại phòng khám Dinh Dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
Kết quả: Từ tháng 6-8/2010, nghiên cứu thực hiện trên 252 bệnh nhân từ 6-24 tháng tuổi đến khám Dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi Đồng 2, trong đó 33,3% trẻ bị suy dinh dưỡng và 36,1% trẻ bị dọa suy dinh dưỡng. Trẻ đến khám nhiều nhất là từ 6-9 tháng tuổi (33,3%) và 13-18 tháng tuổi (28,6%). Nhóm trẻ có bất thường về dinh dưỡng cao nhất là 13-18 tháng tuổi (31,4%). Đa số trẻ được ăn bổ sung trong thời điểm từ 4 – 6 tháng tuổi, vẫn còn 10,7% trẻ ăn bổ sung quá sớm (dưới 4 tháng tuổi). 81,9% trẻ được cho ăn cháo từ dưới 9 tháng tuổi. Chỉ có 19,4% trẻ được ăn cơm đúng theo thời điểm khuyến nghị hiện nay.
Kết luận: Công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho cộng đồng đã có kết quả tốt, tuy nhiên cần quan tâm đến nhóm trẻ 6-9 tháng tuổi và đặc biệt là nhóm 13-18 tháng tuổi vì dễ bị các vấn đề dinh dưỡng và bất thường về phát triển thể chất. Thời điểm cho ăn bổ sung thích hợp cần được giáo dục cho phụ huynh thường xuyên và tích cực hơn.
Từ khóa: suy dinh dưỡng, ăn dặm, ăn bổ sung
ABSTRACT:
TIMING OF COMPLEMENTARY FOODS INTRODUCTION IN CHILDREN
6-24 MONTHS AT NUTRITIONAL CONSULTATION UNIT OF NHI DONG 2
Nguyen Hoang Nhat Hoa*, Tran Hong Nhan*
Tran Thi Hoai Phuong*, Nguyen Thi Thu Hau*,
Objectives: To investigate the nutritional status and timing of introduce complementary food for children aged 6-24 months who come to nutritional consultation unit of hospital Nhi Dong 2.
Methods: Descriptive cross-sectional study
Results: From June to August, 2010, 252 patients of Nutritional Consultation Unit of ND2 were enrolled in this study. 33.3% of them were malnutrition and 36,1% at risk of malnutrition. The most popular patients were in 6-9 months group (33,3%) and 13-18 months group (28,6%). The highest portion of under-nutrition were the group of 13-18 months (31.4%). Majority of children were introduced complementary food at time of 4-6 months-old, but still 10,7% of children began too early (before 4 months), 81,9% of children had started rice soup before age of 9 months. Only 19,4% of children started feeding rice at current recommendation.
Conclusions: There were great achievement in public nutritional communication, but it is still necessary to pay more attention to children of 6-9 months and especially 13-18 months of age because of risks of malnutrition and feeding problems. The appropriate time to introduce complementary food for children should be held more effectively and more regularly.
Key words: malnutrition, weaning, complementary feeding
(*) Bệnh viện Nhi Đồng 2
(**) Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ
Liên hệ: KS. Nguyễn Hoàng Nhật Hoa, ĐT: 0918028153, Email: nhlucky1@yahoo.com
Đăng bởi: KS. Nguyễn Hoàng Nhật Hoa
Các tin khác