Cấp cứu 1 tai nạn thương tâm do phỏng
Ngày đăng: 26/01/2011
Lượt xem: 12966
Khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 vừa tiếp nhận 1 trường hợp phỏng lửa nặng từ bệnh viện 175 chuyển đến lúc 1g30 sáng hôm qua (25/1). Bé Đ.V.P.M, 10 tuổi, nhập viện trong tình trạng shock do bị phỏng lửa gần 100% .
Tại khoa cấp cứu, bé đã được đặt nội khí quản giúp thở, bù nước điện giải tích cực và nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Theo lời người nhà thì bé học bài trên gác, nhà cúp điện nên có thắp đèn cầy. Có thể bé đã ngủ quên và đèn cầy rơi xuống gây cháy tấm nệm nơi bé nằm. Khi phát hiện, cha bé có vào cứu nhưng khi cứu được bé thì ông cũng bị phỏng rất nặng và ông hiện đang nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ khoa cấp cứu cho biết đay là 1 trường hợp phỏng lửa rất nặng, ngoại trừ cơ quan sinh dục và vùng bẹn không phỏng do mặc quần dài thì bé gần như phỏng tòan thân, mức độ phỏng là độ 2 và 3. Hiện bé đang được điều trị tích cực nhưng tiên lượng sống của bé cũng khó nói trước vì hiện tại bé bắt đầu đã có hiện tượng rối lọai chức năng đông máu, suy thận; ngòai ra diễn tiến sau này có thể sẽ có thêm hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm độc.
Một vài hình ảnh thương tâm của bé
Phỏng là 1 tai nạn thường ặp ở trẻ em. Thương tích do phỏng nếu nhẹ thì làm da hư, nhiễm trùng, nếu nặng hơn thì để lại sẹo co rút, sẹo lồi thậm chí cả tử vong.Phần lớn phỏng do nước sôi, lửa, chạm phải dây điện hay rờ vào chỗ cắm điện hoặc bàn ủi. Do đó, cách xử trí ban đầu đối với phỏng rất quan trọng
Khi bị phỏng thì sẽ phải làm gì?
. Phải lập tức di chuyển lập tức bệnh nhân ra khỏi vùng gây phỏng. Dâp tắt lửa bằng nước hay chăn mền.
. Gạt rửa chất hóa học khô, rội nước liên tục vào chỗ bị phỏng.
. Nếu mắt bị hóa chất tạt vào phải lâp tức xối nước vào mắt liên tục.
. Tắt cầu chì nếu đang bị phỏng do điện giựt.
.Cho trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất
Muốn tránh phỏng cho trẻ, phải làm gì?
Không để trẻ nhỏ gần bồn tắm một mình, vì nươc nóng có thể làm phỏng rất nhanh, chỉ trong vài giây.
Cấm trẻ nhỏ không lại gần lò bếp, lò sưởi hay bàn ủi.
Không cho trẻ chơi những đồ bật lửa hút thuốc hay hộp quẹt.
Không cho trẻ lại gần chỗ nấu cà-phê bằng điện hay đồ ăn có giây điện lòng thòng vì trẻ thích dựt giây điện làm đổ nước nóng vào người.
Đăng bởi: Bs Trương Anh Mậu-Khoa ngoại
Các tin khác
Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ em 23/12/2024
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024