Chơi xích đu té chấn thương tinh hoàn
Ngày đăng: 22/05/2013
Lượt xem: 7552
Ngày 18/5/2013, bệnh viện Nhi đồng 2 vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai 9 tuổi, nhà ở Bình Thạnh. Bé N.T.T nhập viện với tình trạng vết thương ở vùng bìu lộ cả tinh hoàn ra ngoài. Theo người nhà kể lại, bé N.T.T chơi xích đu nhưng lại tháo ghế ra khỏi xích, và trèo lên tuột xuống trên sợi dây xích, chẳng may đầu móc chấn thương vào vùng bụng dưới gây tổn thương rách vùng da bìu lôi ra cả tinh hoàn và tinh hoàn bị sang chấn.
Bé N.T.T đã được phẫu thuật ngay khi nhập viện Nhi đồng 2. Bé được các bác sĩ phẫu thuật thám sát, cắt lọc những mô hoại tử, rữa sạch vùng da hở nhiễm trùng, bên cạnh đó tinh hoàn được kiểm tra kĩ xem mức độ tổn thương; may mắn tinh hoàn không sao nên bảo tồn đưa vào bìu lại được. Tuy nhiên do vết thương hở và dơ nên bé sẽ được thay băng, uống kháng sinh sau mổ và theo dõi sát, việc siêu âm sau này kiểm tra độ tưới máu và phát triển tinh hoàn cũng rất cần thiết.
ThS.Bs. Phạm Ngọc Thạch, Khoa Niệu bệnh viện nhi đồng 2 cho biết thêm, chấn thương kín vùng tinh hoàn ở trẻ em là thường gặp nhất, tuy nhiên vết thương lộ cả tinh hoàn hoàn như trường hợp bé N.T.T thì rất hiếm gặp. Độ tuổi thường gặp là sau 5 tuổi, lứa tuổi trẻ có nhiều vận động. Nguyên nhân thường gặp là té vào vật nhọn cứng, thỉnh thoảng bệnh bệnh viện nhi đồng 2 cũng tiếp nhận những trường hợp chấn thương bìu tinh hoàn do chó nhà cắn, do bạn học đá vào…
Cơ chế chấn thương kín gây tổn thương tinh hoàn là do một lực mạnh đột ngột đẩy tinh hoàn về phía xương mu làm tổn thương tinh hoàn ở những mức độ khác nhau. Thường bệnh nhi đến khám với bệnh sử rõ ràng, tuy nhiên lâm sàng khám tinh hoàn sưng to nên siêu âm cũng hỗ trợ việc đánh giá tổn thương. Vết thương hở lộ tinh hoàn như trên bắt buộc phải mổ thám sát, mục đích điều trị là làm sạch vết thương và bảo tồn mô tin h hoàn tối đa, có những trường hợp tổn thương tinh hoàn nặng hay nhiễm trùng vì đến trễ bắt buộc phải cắt bỏ tinh hoàn.
Chấn thương vùng bìu, vùng tinh hoàn ở trẻ em cần được khám sớm để đánh giá tổn thương và điều trị thích hợp.
Đăng bởi: CN.Lan Phương
Các tin khác
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024