Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bệnh sứt môi chẻ vòm hầu

Ngày đăng:  29/05/2011

 
Lượt xem: 33276

     Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Tần suất 1/1000 dân Châu Á hay gặp và có nhiều dạng có thể sứt môi một bên hay hai bên…. vì vậy trẻ dễ mặc cảm, sợ sệt, ít hòa đồng cùng bạn trang lứa, dị tật này làm cho việc ăn uống trẻ khó khăn, dễ sặc, dễ viêm tai, dễ mắc bệnh đường hô hấp trên do mũi miệng thông nhau, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Sứt môi hở hàm ếch khi mô của môi hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kì.

Đây là bệnh đặc biệt dễ dàng nhận biết, dễ chẩn đoán.

¨       Phát hiện bằng siêu âm trước khi sinh.

¨       Nhận dạng ngay sau khi sinh.

Các nguyên nhân thường gặp là:

¨       Do sự kết hợp yếu tố gen di truyền và môi trường.(do sử dụng một số thuốc nào đó, do bệnh tât)

¨       Do phụ nữ mang thai hút thuốc và uống rượu trong khqảng 6-8 tuần đầu thai kỳ.

¨       Nhiễm chất độc màu da cam.

¨       Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai.

¨       Nhiễm virut, siêu vi, cảm cúm khi mang thai, nhiễm trùng như vi trùng giang mai.

¨       Phụ nữ mang thai khi bệnh cảm tự ý uống thuốc mà không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

¨       Yếu tố di truyền ông bà, cha mẹ truyền sang con.

¨       Tiền sử gia đình có người bị bệnh.

¨       Cha mẹ sinh con trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ.

¨       Dị tật này có thể xảy ra tự nhiên và không ai có thể tìm ra nguyên nhân tại sao như vậy

Các bệnh lí liện quan:

¨       Dễ mắc bệnh khác như: câm điếc, khiếm khuyết khả năng nói.

¨       Bệnh về răng: thiếu hoặc thừa, dị dạng hình, răng mọc lộn xộn,

Điều trị

¨       Một số nước tiên tiến phát triển, bệnh được điều trị tạo hình khi trẻ còn trong bào thai để khi trẻ ra đời không phải mắc dị tật này.

¨       Ở Việt Nam bác sĩ nhi khoa có thể vá môi cho trẻ khi trẻ 7 ngày tuổi.

 Phòng ngừa:

¨       Mẹ không sinh con tuổi trên 40 vì xác suất dị tật thai nhi tỷ lệ thuận với tuổi mang thai bà mẹ.

¨       Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lí theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kì.

¨       Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: chất hóa học, tia xạ, hoặc stress tinh thần.

¨       Cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai.

¨       Khám và điều trị các bệnh cấp và mãn tính, nhất là bà mẹ mang thai phải phòng bệnh tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ đây là thời gian kết nối các tổ chức răng hàm mặt.

¨        Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nên chích ngừa rubella.

¨       Ngoài ra  trong thời gian mang thai bà mẹ cần bổ sung acid folic mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ dị tật vùng hàm mặt rất nhiều. Acid folic có nhiều trong rau xanh, cải, rau muống, có trong trái cây họ hàng nhà cam, quýt , đậu , gạo, các thực phẩm động vật như gan thận, men bia.

 

Ngày nay , dưới sự tiến bộ của y học, với sự quan tâm của cộng đồng, sự phát triển của nền văn hóa, kinh tế, bệnh lí sứt môi chẻ vòm hầu không còn là căn bệnh gây ra nổi ám ảnh sợ hãi trong lòng người.

Bệnh có thể điều trị và phẩu thuật sớm đem lại nụ cười hồn nhiên trên gương mặt thiên thần của trẻ giúp trẻ tự tin hòa nhập cuộc sống và cộng đồng.

                                                                                               

 

Đăng bởi: Khoa Dịch vụ 1

[Trở về]

Các tin khác