Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chẳn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em (phần 2)

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 9064

Chẩn đoán tiểu đường dựa trên 1 trong 3 bất thường của chuyển hóa glucose: Đường huyết lúc đói > 126 mg/dl (6.9 mmol/l) với 2 ...

 

Chẩn đoán tiểu đường
Chẩn đoán tiểu đường dựa trên 1 trong 3 bất thường của chuyển hóa glucose:
  • Đường huyết lúc đói > 126 mg/dl (6.9 mmol/l) với 2 lần xét nghiệm
  • Triệu chứng tăng đường huyết và đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dl (11.1 mmol/l)
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose uống bất thường: đường huyết > 200 mg/dl (11.1 mmol/l) sau 2 giờ uống glucose 1.75 g/kg (tối đa 75 g)
Đường niệu là một gợi ý của tiểu đường nhưng không là chẩn đoán vì có một số bệnh lý có hiện diện đường trong nước tiểu nhưng đường huyết bình thường.
HbA1C là chỉ điểm của mức đường huyết trung bình của 10 – 12 tuần trước đó. Khi HbA1C > 6.5 gợi ý tiểu đường.
 
Tiểu đường được điều trị như thế nào ở trẻ em ?
Đa số trẻ tiểu đường cần điều trị với Insulin, có thể kết hợp Insulin tác dụng nhanh và Insulin tác dụng chậm.
Điều chỉnh liều Insulin nhằm kiểm soát tốt đường huyết và tránh hạ đường huyết thì rất quan trọng.
Ngoài ra, còn có thể phối hợp với thuốc uống ở trẻ tiểu đường typ 2.
 
Cha mẹ trẻ tiểu đường có thể làm gì ?
Cha mẹ trẻ tiểu đường cần biết rõ bệnh tiểu đường và cần kiên nhẫn trong điều trị, điều này có lợi cho cuộc sống con bạn và gia đình bạn.
Các Bác sĩ có thể giúp bạn những điều sau:
  • Cách tiêm Insulin: thường tiêm Insulin dưới da bụng, đùi, cánh tay…
  • Cách thử đường huyết.
  • Nhận biết các triệu chứng hạ đường huyết, nhiễm toan tiểu đường và cách xử trí.
  • Hướng dẫn cho bạn về phương cách điều trị: thuốc men, dinh dưỡng, vận động và theo dõi bệnh
Nên báo cho trường học và bạn bè của trẻ về bệnh lý của trẻ.
Tái khám đều đặn và liên hệ bác sĩ ngay nếu nhận thấy trẻ có điều bất thường.
 
Chế độ ăn
Chuyên gia dinh dưỡng sẽ thiết lập cho trẻ tiểu đường chế độ ăn cân bằng và lành mạnh với nhiều chất xơ và carbonhydrat phức hợp. Điều cần thiết là cẩn thận với thức ăn, uống ngọt, nhưng không cần phải loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi chế độ ăn.
 
Hoạt động thể thao
Thể thao là yếu tố chính thứ nhì trong kiểm soát tiểu đường typ 2 và cũng quan trọng đối với tất cả trẻ tiểu đường. Trẻ tiểu đường nên tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên cha mẹ nên biết rằng hoạt động thể lực làm giảm mức đường trong máu có thể gây hạ đường huyết. Do đó khi hoạt động thể lực, trẻ tiểu đường cần mang theo sẵn kẹo, đường. Có thể phải giảm liều Insulin cho trẻ khi hoạt động thể lực nhiều để tránh hạ đường huyết.

Đăng bởi: BS CK2 Trần Phẩm Diệu - Phó Khoa Thận Máu Nội Tiết

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021