Bấm vào hình để xem kích thước thật

Khi nào cần nong - cắt bao da qui đầu cho bé?

Ngày đăng:  02/06/2011

 
Lượt xem: 86876

Bao quy đầu là phần da bao phủ quy đầu liên tục với da bao thân dương vật. Bao quy đầu gồm phần da bên ngoài và phần da mỏng bên trong (niệm mạc)  dính vào quy đầu. Giữa phần da mỏng này và quy đầu có một lớp dịch mỏng giúp cho quy đầu TỰ TUỘT LÊN được. Khi lớp dịch này cùng với lớp tế bào của niêm mạc bao quy đấu tróc ra đọng lại thành một đốm trắng được gọi là SMEGMA(Chất bả trắng). Đây là một nguyên nhân  của tình trạng viêm nhiễm ở bao quy đầu.

Bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ quy đầu và miệng sáo (lỗ tiểu). Vai trò này của bao quy đầu được ghi nhận qua những biến chứng từ việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh như loét lỗ tiểu.

Ở trẻ sơ sinh bao quy đầu không tuột lên được. Theo thời gian,  bao quy đầu sẽ tự tuột ra dần và đến khoảng 16 tuổi chỉ còn 1% là không tự tuột lên được. Trong khoảng thời gian này có thể một số biến chứng xảy ra như nhiễm trùng bao quy đầu, viêm tắt quy đầu (Balanitis Xerotica Obliterans).

Biến chứng nhiễm trùng bao quy đầu có thể điều trị dễ dàng bằng cách tuột bao quy đầu và bôi thuốc có kháng sinh tại chỗ. Riêng biến chứng viêm tắt quy đầu phải điều trị bằng phẫu thuật cắt bao quy đầu vì phần đỉnh của bao quy đầu trở nên xơ chai, mất độ đàn hồi của da quy đầu. Biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ lớn hơn 4 tuổi.

Bao quy đầu tuột lên được sẽ giúp giữ vệ sinh tốt cho bộ phận sinh dục vì những chất bẩn không đọng lại được bên trong. Vậy làm thế nào để giữ vệ sinh cho quy đầu? Tuột bao quy đầu: có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi nếu da ở phần đỉnh bao quy đầu mềm mại, mỏng. Tuột bao quy đầu có thể thực hiện một phần (ló một phần quy đầu ra khỏi bao quy đầu) hoặc hoàn toàn (quy đầu lộ ra trọn vẹn khi da quy đầu được kéo hẳn ra sau) tùy theo tuổi của em bé hoặc theo đánh giá của bác sĩ. Thí dụ như một em bé 3 tháng tuổi thì không cần thiết phải tuột hẳn bao quy đầu mà chỉ cần tuột cho ló lỗ tiểu ra nhìn thấy được rồi sau đó phụ huynh tuột dần hàng ngày. Tuy nhiên đối với một bé 5 tuổi thì nên tuột hẳn ra ngay lần đầu nếu có thể.

Động tác tuột bao quy đầu nên thực hiện trước khi bé được 3 tuổi.

Sau khi bác sĩ tuột bao quy đầu cho trẻ thì hàng ngày phụ huynh phải tuột khi tắm cho cháu. Nếu không tuột liên tục bao quy đầu sẽ hẹp lại.

Việc tuột bao quy đầu có khi không thể thực hiện thành công do cấu trúc bao quy đầu có dạng hình ống hoặc em bé lớn tuổi không hợp tác.

Cắt bao quy đầu: chỉ nên thực hiện khi không thể tuột được. Cắt bao quy đầu cũng có những biến chứng như chảy máu sau khi cắt, sưng phù bao quy đầu, cắt ít da, dương vật thụt vào trong sau cắt (bệnh nhân béo phì), thủng niệu đạo, tổn thương quy đầu.

 

Đăng bởi: Khoa Thận niệu

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021