Bấm vào hình để xem kích thước thật

Can thiệp đa ngành và vai trò của âm ngữ trị liệu trong rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Ngày đăng:  19/10/2017

 
Lượt xem: 13822

Rối loạn ngôn ngữ là thuật ngữ được đặt ra cho các trẻ chắc chắn có những vấn đề ngôn ngữ kéo dài đến giữa thời thơ ấu và lâu hơn, ảnh hưởng đáng kể lên sự tương tác hằng ngày, hiểu những gì người khác nói và diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình.

Nếu nghi ngờ trẻ có rối loạn ngôn ngữ, điều quan trọng là nhận ra các dấu hiệu và cho trẻ đến gặp các nhà chuyên môn để được chẩn đoán và can thiệp sớm. Việc chẩn đoán và can thiệp cho trẻ đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chuyên ngành (hợp tác đa ngành).

Một trẻ nếu nghi ngờ có rối loạn ngôn ngữ cần đến gặp bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ nhi khoa sẽ khám một cách tổng quát và gửi đến các nhà chuyên môn khác nếu nghi ngờ trẻ có có các vấn đề kèm theo như:

 

  • Nhà thính học để loại trừ các vấn đề về tai.
  • Bác sĩ tai mũi họng nếu nghi ngờ trẻ có khe hở môi vòm miệng, nhiễm trùng tai tái diễn.
  • Bác sĩ thần kinh nhi nếu trẻ có các bệnh lý thần kinh kèm theo như bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não ảnh hướng đến các cơ quan cần thiết cho việc nói.
  • Chuyên viên dinh dưỡng nếu trẻ có vấn đề cấu trúc và chức năng vùng miệng, những trẻ cần chế độ ăn đặc biệt.
  • Vật lý trị liệu nếu trẻ có các khó khăn về vận động.
  • Nhà tâm lý học sẽ lượng giá nhận thức cho trẻ chậm phát triển toàn bộ, trẻ mất tập trung, trẻ với chứng câm chọn lọc (trẻ hiểu và nói được nhưng không nói trong những môi trường nhất định).
  • Giáo dục đặc biệt sẽ phát triển chương trình giảng dạy đặc thù, cung cấp những hướng dẫn riêng cho trẻ có rối loạn ngôn ngữ.
  • Âm ngữ trị liệu quan sát và thực hiện các bài kiểm tra để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu chuyên viên âm ngữ trị liệu nhận thấy trẻ cần được trị liệu, họ sẽ đưa ra chương trình can thiệp phù hợp cho từng cá nhân có rối loạn ngôn ngữ, tư vấn và huấn luyện phụ huynh thực hiện các chiến lược phát triển ngôn ngữ tại nhà. Do đó, phụ huynh là một thành viên quan trọng trong hợp tác đa ngành, là chìa khoá cho tất cả các chương trình lượng giá và can thiệp cho trẻ bởi vì phụ huynh là chuyên gia trong sự phát triển của con mình, hiểu trẻ cần gì.

 

Trẻ có rối loạn ngôn ngữ cần được chẩn đoán và trị liệu bởi một nhóm hợp tác đa ngành.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngân

(Cử nhân Vật lý trị liệu, chuyên viên Âm ngữ trị liệu)

 

 

Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu Hân

[Trở về]

Các tin khác