Giáo dục đạo đức trẻ qua truyện ngụ ngôn
Ngày đăng: 25/06/2011
Lượt xem: 43687
Là cha mẹ chắc hẳn bạn muốn rằng con mình lớn lên là một người yêu chuộng hòa bình, biết yêu thương mọi người, biết hi sinh vì người khác, trung thực… chứ không muốn bé ích kỉ, hay đánh bạn và lừa dối mọi người. Hãy giáo dục các giá trị sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Giáo dục đạo đức để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của những ông bố bà mẹ. Trong cuộc sống hiện đại, ngoài việc đưa trẻ tới trường học môn đạo đức, giáo dục công dân hay kĩ năng sống… thì kể và cho trẻ đọc những câu chuyện ngụ ngôn cũng là một biện pháp hay mà bạn nên tham khảo.
Để giáo dục cho trẻ bài học về sự khiêm tốn, không chủ quan, phải luôn có ý thức học hỏi, vươn lên thì bạn có thể đọc cho trẻ nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”,… Điển hình câu chuyện “Rùa và Thỏ” đã thân quen với mọi người. Có thể thay việc đọc cho trẻ nghe câu chuyện dài dễ gây nhàm chán thì bạn có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện này bằng thơ như sau:
Thỏ và rùa tranh tài Thỏ nhanh chân vượt trước Rùa lệnh khệnh từng bước Thỏ nghĩ: vội gì đâu Rùa sao kịp ta được Thỏ nằm khểnh nghỉ chút Rùa cố bò nước rút Thỏ chủ quan ngủ khì Rùa mải miết đường xa Thỏ hoảng hốt nhỏm dậy |
|
Hay để dạy cho trẻ đức tính linh hoạt, không cứng nhắc cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cây Sồi và cây Sậy”. Câu chuyện kể về cây sậy nằm dưới bóng cây sồi. Ngày ngày, cứ mỗi khi cơn gió nhẹ thổi, cây sậy uốn mình theo chiều gió. Còn cây sồi kiêu hãnh rung rinh trong gió và cất giọng mỉa mai cây sậy yếu ớt nhưng cây sậy không lấy đó mà xấu hổ. Một ngày kia, khi có trận bão lớn, vì cành lá khẳng khiu, không chịu lựa mình theo gió cây sồi đã bị gió quật ngã còn cây sậy vẫn cứng cáp trước giông bão.
Mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều mang đến những thông điệp, những giá trị đạo đức đáng quý. Khi kể cho trẻ nghe xong truyện bạn có thể hỏi trẻ sau câu chuyện này con nghĩ gì về nhân vật thỏ, nhân vật rùa,... Điều đó vừa giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện và rút ra bài học cho mình vừa giúp trẻ phát huy trí tư duy.
Như vậy thay vì nói với trẻ “con phải thế này, con phải thế kia,...” thì hãy dạy cho trẻ những đức tính tốt đẹp rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn giàu ý nghĩa giáo dục mà người xưa đã đúc kết và để lại cho đời sau. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ bởi những dư vị ngọt ngào, yêu thương từ những giá trị nhân văn, nhân đạo vốn có của dân tộc ta.
Đăng bởi: Khoa Tâm Lý
Các tin khác
Lợi ích từ việc nghỉ hè với trẻ em 24/08/2024
Trẻ rối loạn tâm lý khi 26/05/2021
Trẻ bị stress do áp lực thi cử 13/04/2021
Tâm lý tuổi vị thành niên 14/12/2020
Trẻ em và thiết bị di động 01/08/2019
Khi nào Bạn cần cắt giảm café 07/04/2019
Dấu hiệu của khiếm khuyết học tập 24/03/2019
Nhận biết dấu hiệu của thiếu ngủ 11/02/2019