1, 1 tỷ người có nguy cơ bị điếc
Ngày đăng: 05/03/2015
Lượt xem: 6631
Theo Tổ chức y tế thế giới ( WHO )khoảng 1, 1 tỷ thanh thiếu niên và người trẻ có nguy cơ bị mất thính giác do sử dụng không an toàn những thiết bị âm thanh cá nhân , bao gồm điện thoại thông minh ( smartphone), và tiếp xúc với âm thanh ở những mức độ gây hại tại những nơi giải trí ồn ào như câu lạc bộ đêm, vũ trường và những sự kiện thể thao. . Mất thính lực có sự phá huỷ tiềm tàng quan trọng đối với sức khoẻ tâm thần và thể chất, học tập và làm việc.
Dữ liệu từ các nghiên cứu ở các nước có thu nhập trung bình và cao được WHO phân tích chỉ ra rằng trong số thanh thiếu niên và người trẻ tuổi từ 12 -35 tuổi, gần 50% tiếp xúc với âm thanh ở mức độ không an toàn từ việc sử dụng các thiết bị âm thanh các nhân và khoảng 40% tiếp xúc với mức độ phá huỷ tiềm tàng của âm thanh tại những nơi vui chơi giải trí. Ví dụ như mức độ không an toàn của âm thanh có thể, , tiếp xúc vượt quá 85 decibles (dB) trong 8 giờ hoặc 100 dB trong 15 phút.
Tiến sĩ Etienne Krug, giám đốc quản lý của Bộ phận Phòng ngừa các bệnh không lây , khuyết tật, bạo hành và tai nạn thương tích nói rằng:” Bởi vì cuộc sống hàng ngày của họ làm cái mà họ thích, càng ngày càng có nhiều người trẻ đặt bản thân họ vào nguy cơ mất thính lực. Họ nên nhận thức rằng một khi họ bị mất thích giác , nó sẽ không hồi phục. Những hành động phòng ngừa đơn giản sẽ cho phép người ta tiếp tục hưởng thụ mà không có đặt khả năng nghe của họ vào nguy cơ”.
Nghe an toàn phụ thuộc vào cường độ hoặc độ lớn của âm thanh, và khoảng thời gian và mức độ thường xuyên của nghe. Tiếp xúc với âm thanh lớn có thể bị điếc tam thời hoặc là ù tai nó làm rung cảm nhận ở trong tai. Khi sự tiếp xúc lớn, thường xuyên, hoặc kéo dài một cách khác thường, nó có thể đưa đến các tổn hại vĩnh viễn tế bào cảm nhận của tai, đưa đến điếc không hồi phục.
Khuyến cáo của WHO
WHO khuyến cáo rằng mức độ cao nhất cho phép tiếp xúc tiếng ồn nơi làm việc là 85 dB tối đa 8 tiếng một ngày. Nhiều khách hàng thân thiết của các câu lạc bộ, các vũ trường và các sự kiện thể thao tiếp xúc với thậm chí là những mức độ cáo nhất của âm thanh , và do đó nên xem xét để giảm quãng thời gian tiếp xúc. Ví dụ, tiếp xúc với mức độ tiếng ồn 100 dB, nó điển hình trong những sự kiện như vậy, thì an toàn là không quá 15 phút.
Thanh thiếu niên và người trẻ có thể bảo vệ khả năng nghe của họ tốt hơn bằng cách giảm âm lượng của các thiết bị âm thanh cá nhân, đeo tai nghe khi đến những sự kiện ồn ào, và sử dụng cẩn thận, vừa vặn những tai nghe huỷ, cản tiếng ồn nếu có thể. Họ cũng có thể giảm thời gian tham gia vào những hoạt động ồn ào bằng cách ngưng nghe một thời gian ngắn ( giải lao- ND) và hạn chế việc sử dụng hàng ngày các thiết bị âm thanh cá nhân < 1 giờ. Với sự giúp đỡ của ứng dụng điện thoại thông minh, họ có thể giám sát mức độ nghe an toàn . Thêm vào đó, họ nên lưu ý các dấu hiệu cảnh báo của mất thính lực và kiểm tra khả năng nghe thường xuyên.
Chính phủ cũng đống một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật nghiêm ngặt về tiếng ồn giải trí, và bằng cách nâng cao nhận thức về nguy cơ mất thính lực qua các chiến dịch thông tin đại chúng. Phụ huynh , giáo viên và các bác sĩ có thể giáo dục người trẻ về nghe an toàn, trong khi các nhà quản lý của các địa điểm vui chơi giải trí có thể cài đặt mức độ tiếng ồn an toàn ở nơi của họ, sử dụng bộ giới hạn âm thanh, và cung cấp các nút tai và “ phòng thư giãn- tránh ồn” cho các khách hàng thân thiết. Các nhà sản xuất có thể thiết kế các thiết bị âm thanh cá nhân với các đặc điểm an toàn và hiển thị thông tin về nghe an toàn trên sản phẩm và bao bì của họ.
Chủ động nghe an toàn
Đẻ ghi dấu ngày quốc tế chăm sóc tai kỷ niệm vào ngày 2 tháng 3 hàng năm, WHO đang phát động sáng kiến “ Hãy nghe an toàn” để thu hút sự chú ý về việc nguy hiểm của nghe không an toàn và khuyến khích thực hành an toàn hơn. Trong sự hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới, WHO sẽ cảnh báo những người trẻ tuổi và gia đình của họ về nguy cơ tiếng ồn gây ra mất thính lực và ủng hộ hướng về chính phủ các nước cho việc chú ý hơn với vấn đề này như là phần nỗ lực hơn để phòng ngừa mất thính lực.
Trên toàn thế giới, ngày nay có 360 triệu người bị điếc vừa đến điếc hoàn toàn do nhiều nguyên nhân, như là tiếng ồn, vấn đề di truyền, biến chứng lúc sanh, bệnh nhiễm trùng, nhiễm trùng tai mạn tính, dùng thuốc đặc biệt và do tuổi tác. Ước tính có khoảng một nửa các trường hợp mất thính lực có thể tránh được. WHO đối chiếu các số liệu và thông tin về mất thính lực để giải thích về tần suất, nguyên nhân và ảnh hưởng cũng như cơ hội đẻ phòng ngừa và quản lý, hỗ trợ các quốc gia để xây dựng và thực hiện các chương trình về chăm sóc khả năng nghe mà nó tích hợp vào trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu, như là cung cấp các nguồn kỹ thuật để huấn luyện nhân viên y tế.
Đăng bởi: ĐD Kim Liên ( theo WHO)
Các tin khác
Ai có nguy cơ bị COVID -19 cao nhất? 26/06/2020