Bấm vào hình để xem kích thước thật

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị dính âm môi bé

Ngày đăng:  24/07/2013

 
Lượt xem: 41804

Tình trạng hai môi bé của bộ phận sinh dục ngoài dính lại với nhau làm che kín lỗ âm đạo và một phần lỗ tiểu.  Hiện tượng này xảy ra thường ở lứa tuổi từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi, và có thể kéo dài đến lúc dậy thì.

Nếu không điều trị, dòng nước tiểu bị cản trở sẽ gây viêm âm hộ lâu ngày,  hoặc nặng hơn dòng nước tiểu bắn vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ, âm đạo.

 

Rất nhiều phụ huynh đem trẻ gái nhỏ thường dưới 3 tuổi tới khám vì nhiều lí do sau đây: không có âm đạo, bất sản âm đạo, dị tật âm hộ, hay tiểu khó, tiểu đau, viêm âm hộ,nấm âm hộ… nhưng đều chung một hiện tượng dính vùng âm môi bộ phận sinh dục nữ.

 

Nguyên nhân: Về nguyên nhân thì không thực sự rõ ràng, có thể 2 nguyên nhân:

 

  1. Bẩm sinh: lượng oestrogen thấp ở những trẻ này

 

  1. Mắc phải: do tình trạng viêm nhiễm vùng âm hộ

 

Chẩn đoán:

  • Cơ năng: đau vùng sinh dục, tiểu khó, hay viêm nhiễm vùng âm hộ, khi tiểu tia vọt ra phía trước do niệu đạo bị co kéo.
  • Thực thể: hai mép môi bé dính nhau đường giữa bởi màng mỏng, môi lớn bị kéo vào trong hõm sinh dục và lỗ tiểu nhỏ như đầu kim dưới âm vật đôi khi không thấy.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Màng trinh kín: cấu trúc môi lớn, môi bé bình thường chỉ vùng màng trinh bị bít kín; triệu chứng thường xảy ra ở trẻ gái tới tuổi có kinh.
  • Bất sản âm đạo: không có âm đạo, bệnh nhân đau bụng không có kinh nguyệt lúc dậy thì.

Xử trí:

  • Tách dính kết hợp bôi thuốc bôi trơn, tốt nhất là bôi kem chứa oestrogen để tránh dính tái phát.
  • bôi kem 2 lần/ngày trong 2 tuần

Theo dõi và tái khám:

  • Toa về: kháng sinh, giảm đau và kem bôi
  • Tái khám  1 tuần, 1 tháng sau.

Đăng bởi: Ths.Bs.Phạm Ngọc Thạch - PP.KHTH

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021