Những câu hỏi thường gặp về Cúm lợn hay Cúm A H1N1
Ngày đăng: 12/05/2009
Lượt xem: 10156
Bệnh cúm lợn là gì?
Cúm lợn (hiện WHO đã thống nhất gọi là Cúm A H1N1) là một bệnh hô hấp cấp tính ở lợn có tính lây truyền cao do một loại vi rút cúm A của lợn gây ra. Tỷ lệ mắc thường cao, tỷ lệ tử vong thấp (1 – 4%). Vi rút lan truyền từ lợn bệnh sang lợn lành qua các giọt lơ lửng, qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, ngoài ra có cả lợn mang vi rút không có triệu chứng. Các vụ dịch trên lợn xảy ra quanh năm, với tỷ lệ mắc tăng vào mùa thu và mùa đông tại các vùng khí hậu ôn hòa.
Các vi rút cúm lợn hầu hết thuộc thứ nhóm H1N1, nhưng cũng có những thứ nhóm khác lưu hành ở lợn (như H1N2, H3N1, H3N2). Vi rút cúm lợn H3N2 được coi là bắt nguồn từ người.
Mặc dù bình thường các vi rút cúm lợn là những chủng chỉ gây bệnh đặc hiệu cho lợn, nhưng đôi khi chúng có thể vượt qua hàng rào về chủng loại và gây bệnh cho người.
Bệnh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?
Triệu chứng cúm ở người tương tự triệu chứng bệnh cúm theo mùa do nhiễm virus có biểu hiện như sốt, mệt mỏi, khát, ho và viêm họng.
Mức độ bệnh rất khác nhau từ nhiễm vi rút không có triệu chứng cho tới viêm phổi nặng gây tử vong.
Vì biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh cúm lợn trên người giống với cúm theo mùa và các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên rất dễ bỏ sót.
Con người mắc bệnh như thế nào?
Con người thường nhiễm cúm lợn từ lợn bệnh, tuy nhiên đợt dịch bệnh năm nay (2009) được ghi nhận là do sự lây truyền từ người sang người nhưng chỉ giới hạn ở các trường hợp tiếp xúc gần và trong những cộng đồng khép kín.
Ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn có an toàn không?
Chưa thấy khả năng cúm lợn lây sang người do ăn thịt lợn hoặc các sản phẩm từ lợn đã được chế biến đúng qui cách. Vi rút cúm lợn bị tiêu diệt khi nấu ở nhiệt độ 70oC.
Có vắc xin phòng bệnh bảo vệ con người khỏi mắc cúm lợn không?
Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh. Cúm virus có thể biến thể rất nhanh, nên rất khó cho các nhà sản xuất thuốc có thể tìm ra vaccine hữu hiệu vào lúc này.
Biến thể mới nhất của virus H1N1 là một tổ hợp virus hình thành từ các virus xuất phát từ lợn, chim và người mà hiện cơ thể con người chưa có chất miễn dịch với loại virus mới này.
Theo HPA (Tổ chức bảo vệ sức khỏe Anh), loại virus mới này dễ dàng lan rộng giữa cộng đồng người và nhanh chóng tạo thành trận đại dịch.
Thuốc điều trị hiện nay là gì?
Thuốc kháng vi rút để điều trị cúm theo mùa đã có sẵn ở một số nước, có tác dụng phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Có 2 nhóm thuốc:
<!--[if !supportLists]-->1) <!--[endif]-->Adamantanes (amantadine và remantadine)
<!--[if !supportLists]-->2) <!--[endif]-->Thuốc ức chế influenza neuraminidase (Oseltamivir và zanamivir).
Hầu hết các trường hợp cúm lợn đã được báo cáo trước đây đều khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần sự can thiệp của y tế hoặc điều trị bằng thuốc kháng vi rút.
Một số vi rút cúm kháng thuốc làm hạn chế hiệu quả của hóa liệu pháp và điều trị. Vi rút phát hiện được từ các trường hợp người mắc cúm lợn hiện nay ở Hoa Kỳ đều nhạy cảm với oseltamivir và zanamivir nhưng kháng amantadine và remantadine.
Chưa đủ thông tin để khuyến cáo về việc dùng thuốc kháng vi rút để dự phòng và điều trị nhiễm vi rút cúm lợn.
Phòng ngừa ?
<!--[if !supportLists]-->1) <!--[endif]-->Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khẩu trang, khăn tay hoặc tay áo.
<!--[if !supportLists]-->2) <!--[endif]-->Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
<!--[if !supportLists]-->3) <!--[endif]-->Rửa tay thường xuyên với xà phòng và tránh chạm tay vào mặt.
<!--[if !supportLists]-->4) <!--[endif]-->Tránh xa những người bị bệnh.
<!--[if !supportLists]-->5) <!--[endif]-->Ở trong nhà nếu bạn không khỏe.
<!--[if !supportLists]-->6) <!--[endif]-->Đi khám nếu bạn sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi.
<!--[if !supportLists]-->7) <!--[endif]-->Nếu bạn đã tới vùng dịch trong vòng 7 ngày vừa qua cần theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu bạn có triệu chứng, cần phải đi khám. Thông báo cho cơ sở y tế biết gần đây bạn đã tới khu vực được báo cáo có cúm lợn.
Tổng hợp từ WHO, HPA
Đăng bởi: BS NGUYỄN ĐÌNH QUI
Các tin khác
Những điều cần biết về bệnh do não mô cầu 17/12/2024
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024