Bấm vào hình để xem kích thước thật

Hội chứng lo lắng bị xa cách (SEPARATION ANXIETY – SA)

Ngày đăng:  17/02/2010

 
Lượt xem: 12849

 

 

Bà mẹ vừa rời khỏi phòng, bé thấy bất an. Hội chứng lo lắng vì xa cách (Separation anxiety-SA) là triệu chứng của trẻ nhỏ khi không muốn chia xa với người chăm sóc gần gũi nhất, thường là bà mẹ, diễn ra từ 8 tháng tuổi và có thể kéo dài trong nhiều tháng cho đến 14 tháng tuổi.

Đây là dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu hiểu là có sự khác biệt giữa đồ vật, kể cả con người trong phòng. Bé vẫn chưa hiểu thời gian, vì thế bé sẽ lo lắng không biết mẹ có quay lại hay không và mối thân thiết giữa bé và Mẹ đã nảy nở rất mạnh

Ở trẻ thơ, hội chứng xa cách người chăm sóc là bình thường, nhưng sẽ không bình thường nếu bé đã lớn, biết đi mà vẫn còn bị hội chứng xa cách này hành hạ. Các dấu hiệu nặng có thể kéo dài trong 1 tháng, nếu không được điều trị, có thể để lại những dấu ấn không tốt sau này cho bé

Các dấu hiệu của SA ( Hội chứng xa cách) bao gồm:

-           Lo lắng bồn chồn khi bị xa cách với người thường hay chăm sóc mình

-           Lo lắng người chăm sóc không quay lại hay có chuyện gì xảy đến cho người đó, không dám đi đâu với ai nữa, dù là cô giáo.

-           Không dám đi ngủ mà không có người chăm sóc bên cạnh.

-           Ngủ thưởng thấy ác mộng, hay than thở về các chứng đau trên cơ thể

-           Khó kết bạn trong trường, hay làm những hành động đơn giản khi đi tiểu hoài, đóng cửa rồi mở cửa ..vv..do hệ quả của lo lắng thái quá này

Sau 8 tháng, khi đã bắt đầu nhận diện môi trường xung quanh, bé sẽ thấy thân thiết với môi trường và với người chăm sóc. Trạng thái lo lắng nếu người đó đi đâu ra ngoài là bình thường và chỉ cảm thấy yên ổn an toàn khi có người đó bên cạnh, chuyện này là bình thường trong quá trình phát triển tâm sinh lý trẻ.

Khi có độ tuổi từ 8 tháng đến 14 tháng, nếu bị bốc ra khỏi môi trường mà bé đã quen, bao giờ bé cũng thấy lo sợ. Thường SA sẽ chấm dứt khi bé bước vào 2 tuổi, khi bé đã hiểu là cha mẹ chỉ vắng mặt chút ít rồi quay lại liền. Ở tuổi này, bé bắt đầu tò mò và bày tỏ sự độc lập của mình

Khi đi bác sĩ, tuyệt đối phải có mẹ đi theo. Đây là nơi có thể làm bé hãi hùng nhất. Không có mẹ, bé có thể nhõng nhẽo, ăn vạ, la khóc, vùng vẫy quyết liệt và nhất định chống lại mọi biện pháp khi buộc phải nghe theo Bác sĩ

Nếu bé phải vào một phòng riêng để khám bệnh thì nhất thiết phải chỉ cho bé thấy mẹ đang đợi bé ở đâu? Bạn phải giải thích cho bé hiểu và khuyến khích bé mạnh dạn hơn.

Đối với bé lớn tuổi hơn, cách chữa trị hội chứng SA có thể bao gồm việc các chuyên viên tâm lý tư vấn hiện tượng này cho cha mẹ và bé nghe, cố vấn cha mẹ thay đổi kỹ thuật chăm sóc bé và cả việc dùng thuốc an thần cho bé nếu cần thiết.

Dù sao. Cha mẹ cũng nên bắt đầu tập cho bé biết xa cách là điều tạm thời. Nhưng cũng không nên ép bé phải chịu đựng hội chứng SA khi bé đang bị bệnh, đói bụng hay mệt mõi

Bạn phải xem SA là nghiêm trọng và phải có cách đối xử với bé cho thích hợp, đừng bao giờ nói nặng với bé kiểu như: “Thật là xấu hổ, lớn như thế mà còn la khóc kìa!’ hay “con làm mẹ phát điên lên rồi!”

Các chuyên gia cho là cha mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn và đầy tình thương bao la để điều trị một cách nhanh chóng và đúng nhất hội chứng SA. Đừng bao giờ “hù dọa” bé bằng cách lén bỏ đi đâu đó, vì như vậy chỉ làm cho bé thêm sợ hãi mà thôi.

Một yếu tố khác là cha mẹ phải luôn bình tĩnh, không được phát cáu vì nếu bé “nhạy cảm” là bạn đang lo lắng khi đi ra ngoài, bé có thể nghĩ là chắc có chuyện không an lành xảy ra cho bé!
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Đăng bởi: CN Kiều Thanh Hà ( Khoa Tâm Lý )

[Trở về]

Các tin khác