Bấm vào hình để xem kích thước thật

Vẹo cổ đã phẫu thuật điều trị tiếp như thế nào?

Ngày đăng:  02/08/2011

 
Lượt xem: 15992

Câu hỏi:

Kính gởi bác sĩ khoa Chấn thương - chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2.

Cháu tên Nhi, 15 tuổi (Sinh vào tháng 6/1996). Cháu bị xơ xóa cơ ức đòn chũm (vẹo cổ) phải bẩm sinh. Theo lời mẹ kể thì mẹ mang thai cháu là thai ngôi mông và đẻ thường, một thời gian phát hiện cháu luôn nằm đầu nghiêng sang một bên nên dẫn cháu đi khám và phát hiện. Vào ngày 8/2/1998 cháu phẫu thuật cắt cơ ức . Vì không kiên trì tập luyện nên cháu mang dị tật đến lớn (vì lúc ấy bà nội xót cháu còn nhỏ mà đã phải bị người ta vặn vẹo cái đầu bé xíu nên bà không cho tập nữa). Cách đây 2 năm, nhân lúc nghỉ hè, cháu đi bệnh viện Nhi Đồng 2 khám và được bác sĩ đề nghị mổ sớm. Ngày 7/7/2009 cháu được phẫu thuật cắt cơ ức. Sau 1 tháng đeo nẹp, cháu lại tái khám và bắt đầu tập vật lý trị liệu. Ba là người hộ trợ cháu tập. Cháu tập theo hướng dẫn của bác sĩ gồm 3 động tác (cúi đầu sát xuống, xoay phải, nghiêng trái). Sau lần tập đầu tiên tại bệnh viện, cháu chỉ tái khám có một lần rồi không đi nữa vì ba mẹ bận rộn, cháu cũng bận học, nhà cách bệnh viện khá xa nên cháu chỉ kiên trì tập luyện những bài tập ấy. Cường độ tập luyện của cháu là 2 lần/ ngày và 30 phút/ lần. Sau mỗi lần cháu tập trung ngồi làm bài xong hay ngồi mỗi vai, cổ, cháu thư giãn bằng cách nghiêng đầu vài cái và nghe có tiếng "rắc rắc", mỗi lần vậy cháu cảm thấy nhẹ nhõm hơn, đỡ mệt mỏi hơn. Vậy cường độ tập của cháu như vậy có tốt không ạ, biện pháp thư giãn này có giúp ích cho cháu không thưa bác sĩ? Cháu có đính kèm ảnh tự chụp, xin bác sĩ hãy quan sát và nhận xét giúp cháu. Mọi người xung quanh đều bảo rằng cháu đỡ hơn nhiều. Cháu cũng cảm nhận được điều đó. Tuy nhiên, 2 vai, mặt của cháu không được cân bằng. Xin cho cháu hỏi rằng đó có phải vì chứng vẹo cổ lâu dài không ạ? Và nếu đúng vậy thì cháu nên làm gì để cân bằng chúng. Cháu có nên đến khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 không ạ? Việc tập vật lí trị liệu, cháu tập đến bao giờ mới được miễn tập? Xin bác sĩ hãy giải đáp những thắc mắc của cháu. Cháu biết rằng tật này sẽ theo cháu suốt đời, không có cách nào để làm nó "ngay thẳng" như người bình thường. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ cũng bảo thế và còn không dám đảm bảo kết quả của cháu nhưng cháu vẫn muốn cố gắng để điều trị. Xin bác sĩ hãy giúp đỡ cháu. Chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Nhi thân mến,

Trường hợp của cháu, chúngf tôi đổi trao đổi với 2 chuyên gia: 1 chuyên gia vật lí trị liệu và 1 chuyên gia chỉnh hình để có cái nhìn tổng quát và khách quan sao cho việc trả lời thắc mắc chủa cháu là tốt nhất.Theo cử nhân Lê Thị Đào, trưởng đơn vị vật lí trị liệu bệnh viện Nhi Đồng 2 thì "Trường hợp này cháu đã lớn và đã phẫu thuật 2 lần, theo tôi  thấy thì đầu không nghiêng nhiều lắm (vì nhìn từ phía sau ), nhưng không biết nhìn thẳng thì có nghiêng nhiều lắm không ( cần có hình chụp thẳng ), cháu nên tập thường xuyên nhiều lần trong ngày, chứ không phải 2 lần , mỗi lần 30 phút, không nên bẻ đầu bẻ cổ cho kêu rắc rắc sẽ tổn thương các sụn khớp ở cổ, cháu thường xuyên nhìn về bên có khối u cơ, xoa má phía có khối u cơ, nghiêng đầu về bên vai không có khối u cơ, Trường hợp này kết quả khó thành công 100%, nhưng nếu cháu thường xuyên chỉnh tư thế đúng trước gương ( đầu thẳng , 2 vai ngang nhau )thì đầu sẽ đở nghiêng hơn".


Bổ sung thêm là ý kiến của thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Mạnh Nhi. bệnh viện CHCH, chuyên khoa nhi, thì do thời điểm phẫu thuật của cháu quá trễ nên khả năng các xương khớp vùng đầu cổ đã biến dạng nên dù có phẫu thuật thì cũng chỉ làm giảm mức độ của tật vẹo cổ chứ không thể nào làm hết hẳn hiện tượng. Vật lí trị liệu thời điểm này là lựa chọn tốt để tránh tái phát và làm tình trạng vẹo cổ năng thêm. Tuy nhiên về vấn đề 2 vai của cháu không cân bằng thì nên kiểm tra thêmXquang cột sống cổ và cột sống lưng nếu có thể để loại trừ những bệnh lý khác kèm theo.

Do đó, nếu thu xếp được, cháu nên tái khám lại tại bệnh viện Nhi Đồng 2 vào chiều thứ 3 hàng tuần lúc 13g phòng số 3 hoặc bệnh viện CTCH phòng khám nhi số 8 vào thứ 2 hàng tuần lúc 8g.

Thân ái














Trả lời bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại

[Trở về]

Các tin khác