Viêm da do độc tố côn trùng
Ngày đăng: 17/07/2010
Lượt xem: 14168
Là một bệnh thường gặp và xảy ra vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8) hàng năm. Tuy nhiên mùa khô ở một số nơi có vườn cây, ao hồ, đồng ruộng vẫn xảy ra bệnh này. Bọ cánh cứng xuất hiện và đi ăn ban đêm, nó thích ánh sáng neon huỳnh quang nên hay vào nhà ban đêm để gây bệnh. Nó sợ ánh sáng ban ngày.
NGUYÊN NHÂN
Do bọ cánh cứng có tên khoa học: PAEDERUS. SP
- Kích thước nó dài khoảng 1cm, mình tròn như hạt gạo
- Có cánh bay được, mình xem kẽ 2 màu đen và đỏ, có 6 chân, 2 râu ở đầu, có hàm 2 răng. Khi bay thì nhanh nhưng khi xuống đất thì bọ chậm chạp. Nó không cắn, khi chạm vào người hoặc ta chà xát nó sẽ tiết dịch tuần hoàn có protein gây dị ứng da do PSEUDOMONAS. SP sống cộng sinh tiết ra.
TRIỆU CHỨNG LÂN SÀNG
- Bệnh xảy ra sau khi thức dậy, thường là sau khi tiếp xúc 12-24h. Nó tác động lên da niêm mạc làm tổn thương bất cứ nơi nào nó dính vào, nó rất ngứa và rát.
- Hồng ban kích thước to nhỏ, hình dạng bầu dục, dài, ngắn, nham nhở từng đám do chúng ta chà gãi trong khoảng 12h đầu. Sau đó xuất hiện bóng nước, mản hoại tử da màu nhạt trên nền hồng ban thường sau 24h, đau và rát bỏng.
- Diễn tiến bệnh 3-5 ngày sẽ khỏi, khi lành để lại vết sẹo nâu mờ.
- Đôi khi có sốt nhẹ do nhiều tổn thương và ở trẻ nhỏ.
ĐIỀU TRỊ
1. Tại chỗ:
- Làm sạch vết thương bằng Alcool hoặc thuốc tím pha loảng (tỉ lệ 1/10.000) tức 1 gói + 1.000ml nước.
- Bôi: DD xanh Milian (Methylen bleu) hoặc dd Povidin ngày 02 lần đến 3 lần.
2. Toàn thân:
- Nên sử dụng kháng sinh ngay (Amoxilillin), cephaxlexil, Erythromycin…) Amoxiceillin + Axid clavulanic cho kết quả rất tốt.
- Kháng histamin
- Sinh tố PP, AD, C giúp mau lành bệnh.
Thời gian điều trị trung bình 5 ngày là vết thương lành hẳn
Đăng bởi: BS.Huỳnh Minh Thẩm
Các tin khác
Những điều nên làm khi mắc Lupus ban đỏ 20/04/2020
Khi con Bạn bị dị ứng 07/10/2018
Nhiễm trùng da 29/05/2018
Thoa kem chống nắng cho trẻ 17/06/2017
Vài cách đơn giản để bảo vệ mình khi đi bơi 10/07/2016
Có nên cắn móng tay ? 16/08/2015
Mụn trứng cá 02/08/2015