Âm nhạc đối với trẻ
Ngày đăng: 04/01/2009
Lượt xem: 12124
Câu hỏi:
Trả lời:
Trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em, âm nhạc đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tế nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc định hướng giáo dục âm nhạc, cụ thể là chọn nhạc cho trẻ như thế nào cho phù hợp.
-Ý nghĩa của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ em: Phát triển thể chất, trí tuệ và đặc biệt là nền tảng để xây dựng một thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, hướng đến chân- thiện- mỹ
- Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới kết luận, nên cho trẻ nghe nhạc ngay từ khi bà mẹ mang thai. Các bản nhạc cổ điển êm dịu có tác động tốt đến quá trình phát triển của thai nhi ngay trong tiềm thức.
- Những bà mẹ trẻ nên thuộc những câu hò, điệu lý, nhạc dân ca gần gũi, đơn giản để hát ru con, truyền cả tình yêu thương, sự gắn kết. Đó là bài học âm nhạc đầu tiên của cuộc đời đi theo con trẻ mãi sau này. Không nên cho con trẻ nghe những loại âm nhạc kích động hay những bài hát của người lớn.
- Khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, nên hát và tập cho trẻ hát hoặc mua đĩa CD, VCD... cho trẻ nghe và xem những ca khúc thiếu nhi có giai điệu nhẹ nhàng vui tươi, các bài hát về con vật, quan hệ gia đình, giáo dục đạo đức như "Bé bé bồng bông", “Vườn của ba ", "Hôm qua em tới trường" hay những khúc dân ca, đặc biệt những bài đồng dao... vừa cho trẻ khám phá cuộc sống, giáo dục sự thương yêu, ý thức cộng đồng và văn hóa truyền thống.
- Chọn cho trẻ nghe nhạc cổ điển (dù có thể bố mẹ chưa quen, chưa thích nghe nhưng thái độ của bố mẹ với giáo dục âm nhạc rất quan trọng) nhạc cổ điển chính là đỉnh cao, là tinh hoa của âm nhạc nhân loại sẽ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ và trình độ thưởng thức thẩm mỹ của trẻ sau này. Đã có không ít bậc phụ huynh mua đĩa nhạc cổ điển cho con nghe rồi mê luôn thể loại âm nhạc sang trọng này.
*Các bậc phụ huynh cũng nên nhớ, giáo dục âm nhạc là cả một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. Nó sẽ thấm từ từ và chuyển hóa thành khả năng cảm nhận, thưởng thức và chọn lọc âm nhạc của trẻ sau này.
- Ở lứa tuổi đi học, khả năng nhận thức và hoạt động thể chất, trí tuệ của trẻ bước sang một giai đoạn mới. Ngoài nhạc cổ điển, chúng ta nên chọn cho trẻ những đĩa nhạc dành cho tuổi thiếu nhi và thiếu niên có ca từ trong sáng, giàu tính nhân văn về bạn bè, thầy cô, gia đình và quê hương đất nước của các nhạc sĩ viết cho thiếu nhi như Nguyễn Văn Hiên, Trương Quang Lục, Thanh Tùng, Lê Quốc Thắng... hay nhạc trữ tình quê hương. Lứa tuổi này các em cũng có thể nghe những ca khúc tiền chiến, những ca khúc vượt thời gian.
-Ngoài ra, nếu có điều kiện, phụ huynh cũng nên cho bé sinh họat âm nhạc ở nhà văn hóa, nhà thiếu nhi hay học chơi một nhạc cụ nào đó mà bé thích. Chính hoạt động đội nhóm sẽ giúp bé có mội trường sinh hoạt âm nhạc lành mạnh, bổ ích.
*Thái độ, nhận thức và định hướng của phụ huynh sẽ là yếu tố quyết định để tạo cho trẻ một môi trường, thói quen và từ đó hình thành khả năng cảm thụ, chọn lọc và thưởng thức âm nhạc.
Trả lời bởi: BS Nguyễn Văn Tân Minh
Các tin khác
Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ 05/02/2016
Chậm phát triển trí tuệ 05/05/2015
Không biết là bé có bị tự kỷ không ? 04/05/2015
Càng lớn bé càng ít nói và hay cáu giận 27/03/2015
36 tháng nhưng bé vẫn chưa nói được nhiều? 25/03/2015