Bấm vào hình để xem kích thước thật

Giúp trẻ vượt qua sợ hãi .

Ngày đăng:  25/09/2010

 
Lượt xem: 20216

Câu hỏi:

Cháu nhà em 22 tháng tuổi, trước đây cháu hay sợ gặp người lạ. Hồi 19 tháng tuổi gia đình cho bé đi học; đến nay tình hình sợ người lạ đã đỡ hơn.Nhưng khi bé sợ, bé hay hoảng loạn đến không nhận biết được gì. Cụ thể khi đi bác sĩ, trước đây bé đã hút mũi bé sợ nhưng ba mẹ phải giữ bé cho bác sĩ hút.Hiện giờ mỗi lần đi phòng khám: Bé khóc ngặt nghẽo, không  nín, tin thần rất hoảng loạn, ba mẹ nói bé không nghe ( mặc dù sau này bác sĩ chỉ đặt ống nghe nhưng bé vẫn hoảng loạn), bé khóc từ lúc vào khám đến lúc ra, đi đường về nhà bé vẫn khóc và giãy giụa 1 lúc sao mới ním. Thưa bác sĩ bé nhà em bị bệnh gì?Cách điều trị ra sao?Cách chơi với bé như thế nào?

Người hỏi: H.H.Trung

Trả lời:

 

Xin chào!

Trẻ em nếu được sống trong môi trường nồng ấm tình thương yêu và được vui chơi an toàn. Trẻ sẽ có cảm giác tự tin và hạn chế sự lo sợ. Khi không còn cảm giác an toàn, trẻ thiếu tự tin thì bắt đầu xuất hiện sự lo lắng sợ hãi.

Tôi xin nói về tình trạng của bé, có thể trước 19 tháng trẻ ít được tiếp xúc với người lạ, nên khi gặp người lạ trẻ cảm thấy thiếu an toàn lo sợ (đây là vấn đề sinh lý). Sau khi trẻ được đi học và quen dần với sự xuất hiện những người lạ, nỗi sợ hãi cũng vơi đi.

Nhưng khi bé bị bệnh, các triệu chứng bệnh gây khó chịu và căng thẳng cho trẻ. Thêm vào đó, việc đi khám bệnh và các thủ thuật trong điều trị bệnh làm tăng thêm sự sợ hãi. Những tình huống gây sợ hãi này luôn để lại ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ. Nên những lần bệnh sau này, trẻ sẽ rất căng thẳng và sợ hãi khi đến gặp bác sĩ.

Biểu hiện sự sợ hãi, mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau và không có trẻ nào giống nhau. Những trẻ  nhạy cảm thì biểu hiện càng nhiều và có những phản ứng dữ dội hơn. Những lúc như vậy, cha mẹ thường hay la hét, thậm chí dọa nạt hay lấy hình ảnh bác sĩ để cho trẻ sợ không khóc. Điều này làm cho trẻ thêm căng thẳng và tăng sự sợ hãi (bé càng phản ứng dữ dội hơn). Khi trẻ khóc vì sợ hãi, trước tiên chúng ta cần phải làm giảm sự sợ hãi bằng sự quan tâm chăm sóc, an ủi, vỗ về để tăng cảm giác an toàn. Dần dần nỗi sợ sẽ giảm đi trẻ bớt khóc hơn.

Trên là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, không mang tính chất bệnh lý. Tuy nhiên những triệu chứng sợ hãi xuất hiện thường xuyên và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày trong gia đình, trong các mối quan hệ với những người xung quanh và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Thì đó là những biểu hiện của rối loạn lo âu, ám sợ... Khi ấy, trẻ cần phải được đưa đến bệnh viện để bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra những biện pháp điều trị sớm cho trẻ.

Trả lời bởi: BS.Đặng Ngọc Thạch - Khoa Tâm Lý

[Trở về]

Các tin khác