Mu bàn chân bé xuất hiện những hạt lấm tấm đỏ và ngay càng lan ra ?
Ngày đăng: 18/08/2010
Lượt xem: 12894
1/Con em được 3 tháng, chưa tiêm chủng vì ngày tiêm chủng bé chưa đủ tháng để tiêm.
2/ Lúc mới sinh, bé bú mẹ và bú thêm sữa ngoài do mẹ chưa đủ sữa, đến hiện tại em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Bé thường bị ọc sữa dù em bế đứng bé lên sau khi bú nhưng khi ợ hơi được, khi thì không, có lúc có mùi chua
3/ Bé thường đi ngoài 1 lần mỗi ngày, có khi 2, 3 ngày đi một lần, phân sệt, hạt cải. có người khuyên cho bé uống thêm men tiêu hóa.
4/ Khoảng 2, 3 ngày em rà lưỡi cho bé một lần bằng mật ong pha loãng
5/ Bé thỉnh thoảng thở gấp, mạnh, khò khè nhưng không khó thở khi ngủ hay khi tỉnh chơi đùa.
6/ Ở mu bàn chân bé xuất hiện đám da màu đỏ hồng phát hiện khi bé được 3 tuần tuổi, sau 4 tuần thấy có lan ra thêm, xung quanh đám đỏ có vết bầm tím, lan rất chậm. em rất lo sợ bé bị bướu máu, có cần thiết phải kiểm tra không?
7/ Da bé thỉnh thoảng mọc nốt đỏ lấm tấm, sau đó lặn, rồi lại nổi lên lại
1) Bé sơ sinh, trước khi xuất viện ở bệnh viện phụ sản ( nơi bé được sanh ra ) đã được chích vaccin cho sơ sinh ( lao, viêm gan siêu vi B ) từ 2 tháng trở đi bé được chủng ngừa tại địa phương, tuy nhiên mỗi phường, xã có ngày chủng ngừa riêng cố định, vì vậy đến ngày chủng ngừa của địa phương bé vẫn được chích ngừa, dù bé đã hơn 2 tháng hay 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn. Hiện tại bé bú hoàn toàn sữa mẹ, mẹ đủ sữa và tăng cân tốt, như vậy là rất tốt cho trẻ.
2) Triệu chứng ói ọc rất thường gặp ở trẻ em, và do rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân bệnh lý, và nguyên nhân chưa trưởng thành của hệ tiêu hóa, bé ọc sớm sau khi bú thì sữa còn nguyên, nếu ói trễ hơn thì sữa đang vón lại, lợn cợn, có mùi chua do bị tác động acid dạ dày. Nếu bé ói nhiều, không tăng cân hay… bệnh lý gì khác, bé nên được khám bệnh và có những chỉ định chuyên khoa được đề nghị bởi bác sĩ khám bệnh.
3 ) Khi trẻ bú mẹ số lần đi tiêu tính chất phân có thể khác nhau ở mỗi trẻ, vì vậy nếu bé vẫn tăng cân khi bú mẹ: thì cha mẹ hoàn toàn an tâm, nếu còn lo lắng: xét nghiệm rất đơn giản là soi phân trước để kiểm tra sự bất thường, nhưng đa phần cho kết quả hoàn toàn bình thường không cần uống men.
4 ) Để an toàn rơ miệng cho bé bằng nước muối sinh lý là tốt nhất, không có sự khác biệt rõ về hiệu quả giữa nước muối sinh lý và mật ong, trong khi mật ong lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng khác
5 ) Bé thở gấp ở đây mô tả không rõ ràng, nếu nhịp thở > 50 lần/phút cộng với co kéo hõm ức và liên tục, không ngắt quãng từng cơn là bệnh lý.
6) Theo mô tả sanh thường ở mu bàn chân: thì bé có thể bị bướu máu, thường bướu máu tăng dần nhưng giảm dần và hết hẳn lúc 24 tháng. Hiện tại nếu bướu phát triển nhanh hoặc gia đình lo lắng thí nên đưa bé đến khám chuyên khoa bướu máu tại bệnh viện Nhi Đồng 2, tuỳ theo mức đỏ bé được chỉ định theo dõi hoặc thoa thuốc hoặc mổ nếu kích thước quá lớn.
7) Tình trạng dị ứng da ở trẻ dưới 24 tháng là rất thường gặp do tính chất hệ miễn dịch của trẻ, theo mô tả thì bé có thể bị dị ứng, tác nhân dị ứng ở tuổi này do thời tiết, bụi, mồ hôi, thức ăn, chất tiếp xúc khác ….sẽ tự hết không cần điều trị, trừ khi da bị xuất tiết ( chảy dịch ) ngứa nhiều, bội nhiễm…
Đăng bởi: BS.Phạm Mai Đằng
Các tin khác