Đặc điểm rối loạn nhịp tim tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Ngày đăng: 03/07/2010
Lượt xem: 9009
BS CKII Trịnh Hữu Tùng*
TÓM TẮT :
Mục tiêu nghiên cứu : Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và điều trị của các trường hợp rối loạn nhịp tim (RLNT) nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp và bệnh nhân : Tiền cứu, mô tả. Tổng cộng có 101 bệnh nhân được chẩn đoán RLNT từ ngày 01/01/2003 đến 31/03/2005. Tổng số lần nhập viện của các bệnh nhân này là 134 lần.
Kết quả : Tỉ lệ RLNT trên tổng số lượt bệnh nhân nhập viện và bệnh nhân tim mạch nhập viện cùng thời điểm là : 0,115% và 5,67%. Rối loạn nhịp chậm chiếm 20% và rối loạn nhịp nhanh chiếm 80%; trong đó nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) chiếm đa số, 28,36%; ngoại tâm thu thất (NTTT) chiếm 20,9%; hội chứng Wolff – Parkinson – White (W – P – W) chiếm 12,69%. Có sự liên quan giữa NNKPTT và hội chứng W – P – W (p = 0,000). RLNT xảy ra nhiều nhất là ở lứa tuổi 6 đến 10, phân bố ở nam và nữ như nhau, 73% các trường hợp RLNT không tìm thấy nguyên nhân. Trong lô nghiên cứu RLNT của chúng tôi có 11 trường hợp có biểu hiện suy tim (8,53%), 6 trường hợp có biểu hiện sốc tim (4,65%). NNKPTT 70% đáp ứng với ATP, 73% đáp ứng với Amiodarone. NTTT 86% đáp ứng tốt với Amiodarone, 60% đáp ứng tốt với ức chế beta. Nhịp nhanh thất chỉ có 33% đáp ứng với Amiodarone, Amiodarone có hiệu quả trong điều trị cắt cơn nhịp nhanh thât cao hơn Lidocaine. Tỉ lệ tái phát chung của RLNT là 24,63%. Tỉ lệ tử vong là 2,97%.
Kết luận : RLNT chiếm 0,115% tổng số lần bệnh nhân nhập viện và chiếm 5,67% tổng số lần bệnh nhân nhập khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2, NNKPTT chiếm đa số. Hơn phân nửa số bệnh nhân bị RLNT không cần điều trị. Trong điều trị NNKPTT, thuốc cắt cơn đầu tiên vẫn là ATP, 73% đáp ứng tốt với Amiodarone.
ABSTRACT
Objection : Describe epidemiologic, clinical and therapeutic characteristics on arrhythmia of children admitted to Children’s Hospital No.2 – Ho Chi Minh city.
Method and Patients : Prospective, descriptive study. 101 pediatric patients have been diagnosed with arrhythmia admitted to Children’s Hospital No.2 from 01/01/2003 to 31/03/2005, and they were admitted to the hospital 134 times.
Results : Arrhythmic prevalence on all of the times of admission and all of the times of admitted cardiologic patients are 0,115% and 5,67%. Bradycardia is 20% and tachycardia is 80%; supraventricular paroxysmal tachycardia (SVT) gets the most highest ratio : 28,36%, ; ventricular premature beat : 20,9%; Wolff – Parkinson – White syndrome : 12,69%. We realize that SVT are related significantly statistically to Wolff – Parkinson – White syndrome (p = 0,000). Arrhythmia happens mostly in 6 to 10 – year patients; male is equal to female; no cause found in 73% cases. 11 cases (8,53%) manifest congestive heart failure; 6 cases (4,65%) manifest cardiologic shock. 70% cases of SVT have been controlled by ATP, 73% by Amiodarone. 86% case of ventricular premature beat have been controlled by Amiodarone, 60% by beta blocker. Only 33% cases of ventricular tachycardia (VT) have been controlled by Amiodarone; Amiodarone is more effective than Lidocaine in controlling VT. Recurrent ratio is 24,63%. Fatal ratio is 2,97%.
Conclusions: Arrhythmic prevalence on all the times of admission and all the times of admitted cardiologic patients are 0,115% and 5,67%. SVT gets the highest ratio in arrhythmia. More than 50% cases of arrhythmia need no treatment.In controlling SVT, the first choice drug is still ATP; Amiodarone is effective in 73% cases.
(*) : Bệnh viện Nhi Đồng 2
Đăng bởi: BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014