Bấm vào hình để xem kích thước thật

Những sự kiện sang chấn tâm lý trong cuộc sống và đau bụng mạn ở học sinh trung học cơ sở quận 1, TP Hồ Chí Minh, năm 2008

Ngày đăng:  01/07/2010

 
Lượt xem: 7431

TÓM TẮT

 Đặt vấn đề: Những sự kiện sang chấn tâm lý ở trẻ em tuổi học đường đã được báo cáo có liên quan đến nhiều biểu hiện sức khoẻ, trong đó có hội chứng đau bụng mạn. Một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 đã khảo sát mối liên quan này dựa vào định nghĩa của Apley và các tiêu chuẩn của Rome II.

Mục tiêu : Bài báo cáo này sử dụng một phần dữ kiện của một nghiên cứu trong năm 2008 và mô tả tỉ lệ những loại sự kiện sang chấn tâm lý thuộc môi trường gia đình và học đường ở học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp : Nghiên cứu cắt ngang ở tất cả 8 trường trung học cơ sở của quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, với 1957 học sinh cuả 50 lớp được chọn theo kỹ thuật mẫu cụm ngẫu nhiên một bậc. Dữ kiện thu thập qua phỏng vấn trực tiếp về những sự kiện sang chấn tâm lý thuộc môi trường gia đình, trường học, và sức khỏe. Tỉ lệ các sự kiện sang chấn tâm lý được tính cùng với khoảng tin cậy 95%, và được so sánh với phép kiểm chi bình phương.

Kết quả : Bị cha mẹ rầy la, cãi lộn với anh chị em, bị thầy cô la, học tập nhiều, và cãi lộn với bạn là các sự kiện được báo cáo nhiều nhất. Tỉ lệ bị cha mẹ rầy la hoặc cãi lộn với anh chị em là cao nhất ở nhóm cha mẹ có nghề không được đào tạo. Tỉ lệ bị thầy cô la rầy nhiều hơn ở nam, thay đổi theo trường, và cao nhất ở nhóm nghề không được đào tạo. Tỉ lệ cãi lộn với bạn bè là cao ở học sinh nam; trường Văn Lang; giảm dần theo khối lớp từ 6 đến 9; và cao nhất ở nhóm nghề không đào tạo. Gánh nặng học tập được cảm nhận nhiều ở học sinh nữ; thay đổi theo trường; và tăng từ lớp 6 đến lớp 9.

Kết luận : Tìm hiểu những yếu tố tâm lý trong chẩn đoán và điều trị chứng đau bụng mạn là thật sự cần thiết đối với bác sĩ nhi khoa tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

ABSTRACT

 Stressful life events among junior high schools and chronic abdominal pain at district 1 of Hochiminh city in 2008

Pham Thi Ngoc Tuyet *

 

Background : Stressful life events have been documented to be associated with health problems among school age children. This relationship was studied at Hochiminh city in 2003 using Apley definition and Rome II criteria.

Objectives : This article used part of the data set of a study in 2008 and described the proportion of stressful life events among junior high school children at Hochiminh city.

Methods : A cross-sectional study was conducted among 8 junior high schools at district 1 in Hochiminh city, with 1957 subjects from 50 classes randomly selected with one-stage cluster sampling. Children were directly interviewed about stressful life events in family, at school, and of health conditions experienced within the last year. Proportions of stressful life events with corresponding 95% confidence interval were calculated, and compared with chi square test.

Results : Being scolded by parents, sibling quarrelling, scolded by teachers, classmate quarrelling, and learning load were the most events reported. The proportion of scolded by parents or sibling quarrelling was highest among the group of father or mother of blue collar occupations. The proportion of scolded by teachers was found significantly higher among males, different by schools, and highest among the group of blue collar occupations of parents. The proportion of classmate quarrelling was high among males, at Van Lang school, with a decreasing trend from grade 6 to grade 9, and highest among the group of parents’ blue collar occupations. Learning load was perceived more among females, varied by schools, and increasing from grade 6 to grade 9.

Conclusions : Exploring stressful life events in diagnosis and treatment of chronic abdominal pain was strongly recommended for pediatricians at Hochiminh city in their practice.

 (*) : Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Đăng bởi: BS Phạm Thị Ngọc Tuyết

[Trở về]

Các tin khác