Kết quả bước đầu của phẫu thuật hạ trực tràng với nội soi hỗ trợ trong điều trị không hậu môn dạng cao ở trẻ em
Ngày đăng: 07/07/2010
Lượt xem: 9163
Trần Thanh Trí*, Chìu Kín Hầu*, Phạm Ngọc Thạch*,
Huỳnh Lộc Sơn*, Trần Vĩnh Hậu*, Marilyn Bultler**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Georgeson và cộng sự đã báo cáo một kỹ thuật mổ mới trong điều trị không hậu môn dạng cao thay vì ngả dọc sau (PSARP). Trong kỹ thuật này, việc kéo túi cùng trực tràng xuống được thực hiện với hỗ trợ nội soi (LAARP). Chúng tôi báo cáo vài kinh nghiệm trong kỹ thuật này. LAARP được thực hiện như mô tả của Georgeson et al. vào năm 2000. Nong hậu môn mới được tạo hình được thực hiện từ ngày 14 và tiếp tục đến tháng 18 sau mổ
Phương pháp: Từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009, sáu bệnh nam không hậu môn dạng cao đã được tạo hình hậu môn trực tràng với nội soi hỗ trợ được hồi cứu.
Kết quả: LAARP được thực hiện ở cả 6 bệnh nhi có hậu môn tạm ở đại tràng chậu hông. Dò túi cùng trực tràng vào bàng quang ở bệnh nhân 2 và 6, vào cổ bàng quang ở bệnh nhân 1, 3 và 5, và vào niệu đạo tiền liệt tuyến ở bệnh nhân 4. Tất cả sáu bệnh nhân được xác định vị trí cơ vòng bằng kích thích điện cơ . Hiện nay, thời gian theo dõi từ 1-30,3 tháng. Tất cả bệnh nhi đều tiêu tự chủ. Hai bệnh nhân thỉnh thoảng có táo bón. Bệnh nhân 4 còn túi thừa niệu đạo do tồn lưu 1 phần đường dò túi cùng trực tràng niệu đạo.
Kết luận: LAARP giúp việc bóc tách sâu trong vùng tiểu khung dễ dàng hơn, cho phép quan sát tốt đường dò và các cấu trúc trong vùng chậu, tạo điều kiện cho việc đặt chính xác trực tràng vào phức hợp cơ vòng, giảm thiểu sang chấn vùng bụng cũng như vùng tầng sinh môn.
Abstract
initial result of laparoscopy-assisted anorectal pull – through IN TREATMENT OF HIGH IMPERFORATE ANUS INSTEAD POSTERIOR ANORECTOPLASTY
Tran Thanh Tri, Chiu Kin Hau, Pham Ngoc Thach,
Huynh Lộc Sơn, Tran Vinh Hau, Marilyn Bultler
Objectives: Georgeson et al. have reported a new operative technique for the treatment of high imperforate anus instead posterior sagittal anorectoplasty (PSARP). In this technique, anorectal pull-through is performed without a posterior sagittal incision with laparoscopic assistance. We report our experience of laparoscopy-assisted anorectal pull-through (LAARP).
Methods: From February 2007 to October 2009, six male patients of high imperforate anus who underwent LAARP were evaluated retrospectively. The LAARP procedure was accomplished as described by Georgeson et al. in 2000. Neoanal dilatation was performed on the 14th postoperative day and was continued until 18th postoperative months.
Results: LAARP was performed in the presence of colostomy in all patients. The rectourinay fistula opened to the bladder in patient 2 and 6, to the neck of bladder in patient 1, 3 and 5, to the prostatic urethra in patient 4. All of six patients have a brisk and symmetric anal contraction with perineal electrostimulation. Currently, the follow-up period is 1-30.3 months. All patients are continent. The patient 2 has occasionally constipation. The patient 4 had a residual rectourethral fistula causing a posterior urethral diverticulum.
Conclusion: LAARP helps to achieve low dissection, give an excellent view of the fistula and of the pelvic structure, provides accurate placement of the rectum through the sphincter complex and minimizes abdominal and perianal scars.
(*) Bệnh viện Nhi Đồng 2
(**) Đại học Stanford
Tác giả chính: Ths.Bs Trần Thanh Trí - Khoa Ngoại Tổng hợp
Đăng bởi: BS Trần Thanh Trí
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014