Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật phì đại âm vật ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2009

Ngày đăng:  07/07/2010

 
Lượt xem: 9458

 

Bs Ngô Tấn Vinh

 

 

Mục tiêu tổng quát : Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật phì đại âm vật ở trẻ em.

Mục tiêu chuyên biệt :  

         Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh lý phì đại âm vật ở trẻ em.

         Xác định tỉ lệ các biến chứng sớm sau phẫu thuật.

         Đánh giá kết quả phẫu thuật.

Phương pháp : Hồi tiền cứu mô tả hàng loạt ca liên tiếp.

Kết quả :

         Nghiên cứu của chúng tôi có ghi nhận có 35,3% trường hợp đi khám vì được phát hiện bất thường bộ phận sinh dục ở nữ; 23,5% trường hợp không xác định được giới tính; và 41,2% trường hợp nhầm lẫn giới tính là nam, và thấy bất thường bộ phận sinh dục ngoài vì lỗ tiểu nằm ở gốc dương vật, hay không thấy 2 tinh hoàn ở bìu.

         Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 47,1% trường hợp đã được khám tại các bệnh viện tuyến trước và chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám và điều trị. Trong đó 56,3% trường hợp được chẩn đoán đúng là phì đại âm vật; 43,7% trường hợp bị chẩn đoán nhầm lẫn là con trai và có dị tật lỗ tiểu thấp ở gốc dương vật.

         Nguyên nhân gây dị tật phì đại âm vật thường gặp nhất là tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (Hội chứng sinh dục – thượng thận). Vì vậy, đa số các trường hợp đều có các dị tật về âm đạo kết hợp.        

         Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận là có 79,4% trẻ phì đại âm vật kèm bệnh lý tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, và 20,6% trẻ phì đại âm vật đơn thuần.

         Về mức độ nam hóa theo phân độ Prader, nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận là có 17,6% độ I; 47,1% độ II và 35,3% độ III; không có trường hợp nào ở độ IV, V. Trong khi đó, báo cáo của Lữ Văn Trạng có 27,8% độ II; 55,5% độ III và 16,7% độ IV.

            Về kết quả chung của phẫu thuật tạo hình âm vật trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số âm vật có hình dạng, vị trí và kích thước bình thường, không bị mất cảm giác. Chỉ có 01 trường hợp kích thước âm vật to trở lại và phải phẫu thuật lại.

Kết luận :  Qua nghiên cứu 14 trường hợp bị phì đại âm vật được phẫu thuật tạo hình với kỹ thuật cắt đoạn âm vật tại khoa Thận – Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2009 cho kết quả ban đầu tốt.

 

Đăng bởi: BS Ngô Tấn Vinh

[Trở về]

Các tin khác