Bấm vào hình để xem kích thước thật

Cải thiện bệnh Tăng Động Kém Tập Trung Chú Ý bằng Thái Cực Quyền

Ngày đăng:  19/06/2010

 
Lượt xem: 7376

Luyện tập Thái Cực Quyền trong 6 tuần lễ tại trại hè đã cải thiện việc kiểm soát hành vi ở trẻ vị thành niên có bệnh lý tâm thần, theo một nghiên cứu gần đây đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (APA), năm 2010. 

“Chúng tôi đã tìm thấy những hiệu quả có lợi trong việc kiểm soát tăng hoạt động ở nhóm trẻ vị thành niên nói chung và những trẻ vị thành niên được chẩn đoán rối loạn tăng động kém tập trung chú ý (ADHD) đều đã cho thấy cải thiện được các kỹ năng nhận thức”,  (BS. Peng Pang, nội trú tâm thần tại Maimonides Medical Center, Brooklyn, New York).

 

Các nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng cho thấy những lợi ích của Thái Cực Quyền trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và các triệu chứng trầm cảm ở người lớn. Có ít nhất 1 thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng cho thấy những lợi ích trên trẻ ADHD hay rối loạn lo âu, nhưng đó là một nghiên cứu nhỏ nói về lợi ích tâm lý xã hội tiềm năng của Thái Cực Quyền trên người trẻ tuổi (BS. Peng Pang).

 

Do đó, gần đây một nghiên cứu có nhóm chứng đã nghiên cứu hiệu quả Thái Cực Quyền trong việc nâng cao khả năng kiểm soát bản thân và làm giảm những rối loạn khí sắc ở trẻ vị thành niên (từ 12-18 tuổi) có ít nhất 1 lần được chẩn đoán bệnh lý tâm thần theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV. Những trẻ này đã được tham gia vào một chương trình thực hiện vào mùa hè bởi một trung tâm y khoa năm 2009.

 

Nghiên cứu bao gồm 10 trẻ vị thành niên trong nhóm tập Thái Cực Quyền và 9 trẻ ở nhóm chứng cùng tham gia cắm trại nhưng không luyện tập Thái Cực Quyền. Tuổi trung bình là 14 tuổi, gần 1/2 trẻ da trắng và 1/2 trẻ nam. Trẻ ADHD đã được chẩn đoán gần 50 % trong nhóm, với những chẩn đoán khác thường gặp là rối loạn cư xử, rối loạn trầm cảm, rối loạn thách thức chống đối và rối loạn lo âu.

 

Không có sự khác biệt được tìm thấy giữa các nhóm trong dữ liệu dân số nền và thông tin y khoa, đánh giá dưới thang Conners-Wells’Self-Report Scale (CWSS). Sự cải thiện triệu chứng tăng hoạt động dựa theo thang CWSS được đánh giá ở thời điểm ban đầu và kết thúc.

 

Nhóm luyện tập Thái Cực Quyền được hướng dẫn bởi võ sư môn Thái Cực Quyền trong 6 tuần lễ,  mỗi tuần 2 buổi và một buổi 45 phút. Nhóm chứng tham gia cắm trại nhưng chỉ được tham gia các hoạt động bình thường. Một thiết kế nghiên cứu thực nghiệm các phương pháp đo lường lặp lại đã được sử dụng để đo lường những sự khác nhau của nhóm ở các thời điểm: ban đầu, tuần lễ thứ 6 và tuần lễ thứ 12.

 

Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng luyện tập Thái Cực Quyền đã cải thiện triệu chứng tăng hoạt động và các điểm số ADHD ghi nhận tại thời điểm kết thúc tuần thứ 6. Điểm số tăng hoạt động giảm từ 47,11 tới 45,22 (P=.03) trong nhóm Thái Cực Quyền, nhưng điểm số này tăng từ 52,89 đến 57,88 trong nhóm chứng. Điểm số ADHD cũng giảm từ 52,00 đến 51,89 trong nhóm luyện tập Thái Cực Quyền, trong khi đó điểm số này tăng từ 52,89 đến 57,88 trong nhóm chứng (theo báo cáo của Bs. Pang).

 

Tuy nhiên, không có hiệu quả ở thời điểm 12 tuần, điều đó có thể phản ánh một thực tế là những trẻ này đã không tiếp tục luyện tập Thái Cực Quyền một mình và sau đó trẻ quay lại tiếp tục dùng thuốc ADHD , chính điều đó có thể làm giảm đi hiệu quả điều trị (theo Bs. Pang).

 

Tại thời điểm 12 tuần, điểm số tăng hoạt động là 44,25 trong nhóm luyện tập thái cực quyền và 52,11 trong nhóm chứng. Lần lượt, các chỉ số điểm ADHD là 54,63 và 58,33. Không có những khác biệt trong nhóm được quan sát tại bất kỳ thời điểm nào về hành vi hay nhận thức dưới thang điểm CWSS.

 

1/2 nhóm đã được chẩn đoán ADHD và nhóm này luyện tập Thái Cực Quyền cũng đã ghi nhận sự cải thiện trên các vấn đề nhận thức theo thang điểm CWSS (theo Bs. Pang).

 

Bởi vì Thái Cực Quyền không có tác dụng phụ và ít tốn kém, nó có nhiều khả năng về kinh tế để thay thế cách thức trị liệu, đặc biệt với những bệnh nhân không dung nạp với các thuốc điều trị ADHD, những bệnh nhân phản đối sử dụng thuốc hay như là một cách thức để duy trì một trạng thái ổn định trong giai đoạn dùng thuốc (Bs Pang đề nghị).

 

BS. Mike Brody, một nhà tâm thần học ở Maryland, tác giả của thông điệp: hỗ trợ cá nhân từ nền văn hóa cộng đồng, trích dẫn từ tạp chí Medscape về tâm thần học, hiệu quả của Thái Cực Quyền có thể chỉ là trải nghiệm khả năng “tập trung chú ý” ở trẻ vị thành niên. BS. Brody là một thành viên trong hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ có quan hệ đến Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ.

 

“Thái Cực Quyền thì tốt, nhưng tôi tin rằng bất cứ hoạt động nào mà được tập luyện đều độ và nghiêm túc như là: khiêu vũ, hợp ca, võ karate, ngay như bóng chày có thể cải thiện triệu chứng ADHD.

 

 BS. Brody nói: “Tôi tin chắc rằng bất cứ hoạt động  nào gây sự chú ý đến trẻ mà được thực hiện nghiêm túc sẽ hỗ trợ tốt cho rối loạn này”. Thêm vào đó,  BS. Brody đề nghị rằng các hoạt động vận động mà tạo chú ý cho trẻ đều có thể được thuyết phục để thực hiện.

 

BS. David Fassler, giáo sư về tâm thần học tại trường đại học Vermont, Burlington cũng  đã bình luận: “Đây là một nghiên cứu thử nghiện thú vị cho thấy Thái Cực Quyền có thể có tác động tích cực lên hầu hết các triệu chứng của ADHD ở trẻ vị thành niên. Nhìn chung, những nghiên cứu khác đã báo cáo cũng cho thấy kết quả tương tự như Judo và tăng hoạt động thể lực.

 

“Mặc dù những hoạt động này có ích trong quá trình trị liệu ở những bệnh nhân cụ thể, các kết quả của những nghiên cứu gần đây không gợi ý đến việc sử dụng để thay thế  cho những can thiệp chính. Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của tác giả rằng những nghiên cứu sâu hơn sẽ chứng minh rõ ràng hơn về tiềm năng sử dụng Thái Cực Quyền trong trị liệu trẻ vị thành niên bị các rối loạn tâm thần.

BS. Pang, BS. Brody, BS. Fassler (Hội nghị thường niên của Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ, 24/05/2010.)

 

 

Đăng bởi: Bs Đặng Ngọc Thạch(Khoa Tâm lý) dịch

[Trở về]

Các tin khác