Chăm sóc người bệnh tại nhà (Phần 4)
Ngày đăng: 08/09/2009
Lượt xem: 7265
Khi nào thì cần trợ giúp y tế khẳn cấp
Gọi cơ quan y tế giúp đỡ nếu người bệnh ở nhà:
- Có khó thở hoặc là đau ngực
- Môi xanh hoặc là tím.
- Bị nôn mửa hoặc là không thể uống được
- Có dấu hiệu bị mất nước ví dụ như xây xẩm khi đứng, không thấy nước tiểu , hoặc là không có nước mắt khi khóc ở trẻ em.
- Bị động kinh (ví dụ như co giật không kiểm soát)
- Ít có đáp ứng hơn bình thường hoặc là trở nên mơ hồ..
Các bước để giảm lây lan cúm
Khi chăm sóc cho thành viên trong gia đình bị nhiễm cúm, những cách quan trọng nhất để bảo vệ bản thân bạn và những người khác, những người chưa bị bệnh là:
Giữ người bệnh tránh những người khác càng xa càng tốt, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị biến chứng của cúm.
Nhắc nhở người bệnh che khi ho, và rửa tay với nước và xà phòng hoặc là dùng dung dịch rửa tay nhanh thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho hoặc là hắt hơi.
Nói với những người trong nhà rửa tay thường xuyên, dùng xà phòng và nước, hoặc là dung dịch rửa tay nhanh. Trẻ em có thể cần nhắc nhở hoặc là giúp chúng giữ sạch.bàn tay
Hỏi nhân viên y tế nếu những người tiếp xúc với người bệnh - đặc biệt là những người tiếp xúc mà có thể có thai hoặc có bệnh mạn tính- nên dùng thuốc kháng virus như oseltamivir ( Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) để phòng ngừa cúm.
Nếu bạn ở nhóm có biến chứng với cúm, bạn nên cố gắng tránh tiếp xúc gần (trong vòng 1,8m) với người trong gia đinh bị nhiễm cúm. Nếu sự tiếp xúc gần không thể tránh khỏi , nên tính đến việc đeo khẩu trang, nếu có sẵn và bạn có thể chịu đựng được. Trẻ nhủ nhi thì không nên để cho người bệnh chăm sóc .( còn tiếp)
Đăng bởi: ĐD Liên Kim ( theo CDC Hoa Kỳ)
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018