Bấm vào hình để xem kích thước thật

Sử dụng kháng sinh ngay lập tức có lợi ở trẻ bị viêm tai giữa cấp tính có kèm theo sốt và ói

Ngày đăng:  18/06/2013

 
Lượt xem: 12285

Đặt vấn đề:

Ở trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính, liệu có sự khác nhau về hiệu quả điều trị giữa dùng kháng sinh ngay lập tức và dùng kháng sinh trễ?

Thiết kế nghiên cứu

Thử nghiệm ngẫu nhiên, không mù, với 3 ngày theo dõi. Nghiên cứu này là phân tích thứ cấp của một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được công bố trước đây.

 

Thiết lập

Trạm y tế trong khu vực Southampton, Anh.

 

Bệnh nhân

285 bệnh nhân từ 6 tháng đến 10 tuổi bị viêm tai giữa cấp tính và thông tin về thời gian triệu chứng. Các tiêu chuẩn bao gồm màng nhĩ bình thường, viêm tai giữa có chảy dịch và viêm tai giữa mủ mãn tính, bệnh mãn tính nghiêm trọng, sử dụng kháng sinh trong 2 tuần trước đó, các biến chứng trước đó, hoặc sức khoẻ toàn thân yếu. Theo dõi là 90%.

 

Can thiệp

Trẻ được chỉ định kháng sinh ngay lập tức (amoxicillin hoặc erythromycin) (n=135) hoặc kháng sinh trễ (đợi 72 giờ từ khi gặp bác sĩ cho đến lúc kê toa) (n=150). Nếu trẻ bị đau tai nặng, sốt sau 72 giờ, hoặc chảy mủ kéo dài hơn 10 ngày, cha mẹ được khuyên sử dụng kháng sinh.

 

Đo lường kết quả chính

Các cơn đau đớn và quấy đêm trước ngày thứ 3 và các ngày quấy khóc được báo cáo bởi cha mẹ.

 

Kết quả chính

Ở trẻ có sốt (nhiệt độ >37.5 oC) hoặc ói khi chẩn đoán ban đầu, sử dụng kháng sinh ngay lập tức làm giảm đau đớn và quấy đêm trước ngày thứ 3 và làm giảm ngày quấy khóc (1.58 ngày so với 2.82 ngày, p<0.001) so với dùng kháng sinh trễ. Ở các trẻ không sốt hoặc ói, dùng kháng sinh ngay lập tức không khác biệt so với dùng kháng sinh trễ về đau đớn và quấy đêm, hoặc số ngày khóc (1.53 ngày so với 1.93 ngày, p=0.47).

 

Kết luận

Ở các trẻ bị viêm tai giữa cấp tính kèm sốt hoặc ói, điều trị kháng sinh ngay lập tức có lợi hơn trì hoãn kháng sinh đối với giảm đau, quấy đêm, và khóc. Trong số trẻ không bị sốt hoặc ói, không có sự khác biệt giữa điều trị kháng sinh ngay lập tức và trì hoãn kháng sinh.

 

Nguồn: http://ebm.bmj.com/content/8/3/84.full?sid=7c0fa2f3-8a7b-4c00-be9f-6e2800f04fab

Đăng bởi: DS. Quang Ánh Nguyệt

[Trở về]

Các tin khác