Bấm vào hình để xem kích thước thật

15 tháng tuổi , mọc 05 cái răng - bé có bị chậm mọc răng không ?

Ngày đăng:  22/03/2009

 
Lượt xem: 35359

Câu hỏi:

 

Cậu hỏi :

Bé gái nhà em được 15 tháng, nặng 12 kg. Bé vừa bị viêm mũi họng cách nay 1 tuần. Từ lúc 8 tháng bé chỉ mọc có 4 cái răng, hiện tại bé đang mọc cái thứ 5 ở hàm dưới, lợi 2 hàm sưng đỏ, miệng có mùi hôi dù ngày nào em cũng vệ sinh răng lưỡi cho bé bằng nước ấm vào buổi sáng. Bác sĩ cho em hỏi, với số tháng của bé răng có bị mọc chậm không, em cần đưa bé đi khám thì liên hệ ở dâu?. Cám ơn bs nhiều.

Người hỏi: hong....kh......ly@yahoo.com

Trả lời:

Trả lời :

Chào bạn Khánh Ly,

Mỗi trẻ từ lúc sinh ra cho đến 12 tuổi sẽ có 2 bộ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn.

Răng sữa:  Khi trẻ được 6-7 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên mọc ra ở phía trước của hàm dưới gọi là răng cửa giữa. Kế tiếp đến răng cửa bên và theo thời gian các răng hàm sữa thứ nhất, răng nanh sữa và răng hàm sữa thứ hai sẽ tuần tự mọc lên.

Thông thường khi trẻ được khoảng 30 tháng thì các răng sữa đã mọc đủ và khi đó trong miệng trẻ có tổng cộng 20 răng: 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.

                 Bảng tóm tắt lịch mọc răng sữa ở trẻ như sau:

Tên và số lượng răng sữa                                Tuổi mọc răng

- 4 răng cửa giữa                                               6 tháng – 9 tháng

- 4 răng cửa trên                                                7 tháng – 10 tháng

- 4 răng hàm sữa thứ nhất                                  12 tháng – 14 tháng

- 4 răng nanh sữa                                              16 tháng – 18 tháng

- 4 răng hàm sữa thứ hai                                    20 tháng – 30 tháng

 

Lưu ý:

-          Răng có thể mọc chậm hơn từ 3 tháng – 6 tháng so với lịc mọc răng vẫn được xem là bình thường

-          Các trẻ suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng mọc răng có thể chậm hơn.

 

Răng vĩnh viễn:  Sẽ mọc ra thay thế chỗ các răng sữa từ 5 tuổi ½  - 12 tuổi.

-          Trong thời gian mọc răng sữa, nướu răng nơi răng sữa sắp mọc sẽ hơi đỏ và phồng lên, sau đó nướu sẽ tách ra và răng sẽ mọc lên. Nướu răng trong lúc này rất dễ bị viêm nhiễm, đo đó cần phải chăm sóc, vệ sinh nướu, lưỡi tích cực:

·         Dùng gòn, gạc thấm nước sạch rơ nướu lưỡi sau mỗi lần ăn hoặc bú sữa. Ban đêm sau khi uống sữa, phải làm sạch răng miệng trước khi ngủ.

-          Có thể đưa trẻ đến khoa Răng hàm mặt bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám định kỳ và được bác sĩ hướng dẫn thêm.

 

Thân ái.

Trả lời bởi: BS.CK1. Lưu Đình Trứ - Trưởng Khoa Chuyên Khoa Lẻ

[Trở về]

Các tin khác